ISO 26000: Hướng tới một khuôn khổ chung cho việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

KT&PT Số 176 (II), tháng 02 năm 2012, trang 52-60
Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một khái niệm đã được đề cập từ lâu trong khoa học quản lý. Tuy nhiên, phạm trù này mới chỉ nhận được sự quan tâm trong cộng đồng doanh nghiệp cũng như cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Có thể nói, cách hiểu về CSR ở Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ và đa số doanh nghiệp còn lúng túng khi triển khai CSR. Năm 2010, Tổ chức ISO đã ban hành Bộ tiêu chuẩn ISO26000 bao gồm 7 lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: quản trị tổ chức; quyền con người; bảo vệ môi trường; người lao động; người tiêu dùng và cộng đồng. ISO 26000 không mang tính bắt buộc mà đóng vai trò như một cẩm nang giúp doanh nghiệp tự đánh giá thực tiễn CSR của doanh nghiệp mình cũng như xây dựng lộ trình triển khai CSR phù hợp nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể về: CSR theo ISO26000, lịch sử khái niệm CSR, mức độ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay về CSR, một số ví dụ triển khai CSR của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp,… để thúc đẩy triển khai CSR, góp phần nâng cao tính bền vững của công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Từ khóa:
Tra cứu bài báo