Thực trạng và giải pháp tái cơ cấu mô hình phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

KT&PT Số 183, tháng 9 năm 2012, trang 10-19
Tóm tắt: Sau gần hai thập kỷ thực hiện mô hình chiến lược công nghiệp hóa hướng mạnh về xuất khẩu kết hợp thay thế nhập khẩu hợp lý, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước ta nhanh hơn tốc độ tăng GDP trên 2 lần, đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn và tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động… Tuy nhiên, mô hình xuất khẩu của Việt Nam đang bộc lộ một số hạn chế như phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh chậm được nâng lên, đang làm cạn kiệt tài nguyên và thiếu tính bền vững. Thời kỳ Chiến lược 2011- 2020, xuất khẩu tiếp tục cần là một động lực quan trọng của tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì thế, phải tái cơ cấu mô hình phát triển xuất khẩu từ chủ yếu theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh để phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững.
Từ khóa: Xuất khẩu, mô hình phát triển xuất khẩu, tái cơ cấu mô hình phát triển xuất khẩu
Tra cứu bài báo