Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ

KT&PT, số 195 (II), tháng 9 năm 2013, tr. 27-33
Tóm tắt: Phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của hoạt động du lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp. Phú Thọ là vùng đất cổ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch cội nguồn. Với 02 di sản văn hóa thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Đây là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của vùng đất mạch nguồn trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc. Nhưng, đến nay du lịch cội nguồn ở Phú Thọ vẫn chưa thật sự là “điểm dừng chân” của du khách. Bài viết này thảo luận về tiềm năng du lịch cội nguồn, đồng thời làm rõ thực trạng phát triển du lịch cội nguồn, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Từ khóa: Phát triển du lịch cội nguồn, tiềm năng
Tra cứu bài báo