Nhìn lại quá trình phát triển nhận thức của Đảng về công nghiệp hóa trong thời kỳ đổi mới

KT&PT, số 201 tháng 03 năm 2014, tr. 3-12
Tóm tắt: Bài viết này phân tích và đánh giá sự thay đổi nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) về công nghiệp hóa (CNH) theo thời gian. Dựa trên những hiểu biết lý luận về lĩnh vực này, bài viết đã kết luận: trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, nhận thức của Đảng về nội hàm CNH luôn có sự hoàn thiện, từ đó mô hình CNH áp dụng cũng được thay đổi phù hợp. Quá trình, nhận thức về việc thực hiện mô hình CNH rút ngắn (từ Đại hội IX – 2001 đến nay) đã thể hiện một sự tiến bộ trong nhận thức của Đảng, phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc hiểu về mô hình này, kể cả về nội dung và điều kiện thực hiện đều chưa đầy đủ, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện trong hơn 10 năm qua. Bằng quan điểm cho rằng CNH vẫn là mục tiêu và nội dung hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bài viết đã khẳng định ba yếu tố kinh tế cần được “kích” mạnh và xem như là đòn bẩy quá trình thực hiện CNH ở Việt Nam trong thời gian tới. Đó là đẩy mạnh khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường và coi hội nhập quốc tế là động lực trực tiếp. Với quan điểm đó, bài viết đề xuất mô hình CNH áp dụng trong những năm tiếp theo là: CNH rút ngắn - hiện đại - hội nhập quốc tế. Đi đôi với mô hình này, cần hoàn thiện và bổ sung thêm các yếu tố về động lực thực hiện, chủ thể và cơ chế điều tiết cũng như các yếu tố nguồn lực cho quá trình CNH ở Việt Nam.
Từ khóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mô hình CNH xã hội chủ nghĩa, mô hình CNH hỗn hợp, mô hình CNH rút ngắn, mô hình CNH rút ngắn-hiện đại- hội nhập quốc tế
Tra cứu bài báo