Chỉ số phát triển con người (HDI) và vấn đề phát triển con người ở Việt Nam

KT&PT, số 205 (II), tháng 07 năm 2014, tr. 34-39
Tóm tắt: Phát triển con người toàn diện là một trong những quan điểm cơ bản không thể thiếu để bảo đảm tính nhân văn và tính hiện thực của xã hội mới (Nguyễn Thị Nga, 2011). Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1990, lần đầu tiên đưa ra một phương pháp mới để đánh giá tổng hợp trình độ phát triển con người, đó là Chỉ số phát triển con người (HDI). HDI là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI phản ánh mức độ trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của con người đồng thời xác định liệu con người có được một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh, được giáo dục và trang bị kiến thức và được hưởng một mức sống tử tế hay không. Bài viết trình bày rõ bản chất của chỉ số HDI, nội dung, cách xác định đồng thời phân tích chỉ số này ở Việt Nam trong mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ khóa: Phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI)
Tra cứu bài báo