Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến khởi sự kinh doanh và tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam

KT&PT, số 207 tháng 09 năm 2014, tr. 2-11
Tóm tắt: Mục đích chính của bài viết này là tìm hiểu tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến khởi sự kinh doanh và tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. So với hầu hết các nghiên cứu hiện có về tự làm chủ, nghiên cứu này đề cập một cách riêng biệt hai nhóm thanh niên tự làm chủ: (i) tự tạo việc làm cho bản thân (không thuê thêm lao động), và (ii) làm chủ sản xuất kinh doanh (có thuê thêm lao động) và chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động khác nhau tới hai nhóm này. Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng cân bằng của 64 tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2006-2009, là giai đoạn tương ứng với một quá trình của hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ tại Việt Nam. Áp dụng các mô hình hồi quy với số liệu mảng như mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên, kết quả cho thấy tự tạo việc làm là lựa chọn tạm thời của giới trẻ trong thời kỳ rủi ro thất nghiệp và thiếu việc làm cao. Ngoài ra, vị thế cạnh tranh thấp trên thị trường lao động của thanh niên mà chủ yếu là do kỹ năng và trình độ hạn chế là lý do chính khiến thanh niên tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực tự tạo việc làm. Cũng có bằng chứng cho thấy các yếu tố phát triển kinh tế của địa phương đã thúc đẩy khởi sự kinh doanh đối với thanh niên Việt Nam.
Từ khóa: Tự tạo việc làm, khởi sự kinh doanh, thanh niên, lý thuyết “Lực hút-Lực đẩy”
Tra cứu bài báo