Nghiên cứu vai trò của các kênh trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tới tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam

KT&PT, số 214 (II), tháng 04 năm 2015, tr. 20-30
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích cơ chế truyền tải tiền tệ ở Việt Nam thông qua các kênh khác nhau, cụ thể là các kênh lãi suất, các kênh tỷ giá hối đoái, các kênh tài sản và các kênh tín dụng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2009. Nghiên cứu áp dụng mô hình vec tơ tự hồi quy (VAR) để đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ đến sản lượng và mức giá. Để so sánh tầm quan trọng của các kênh khác nhau trong quá trình truyền dẫn chính sách tiền tệ, nghiên cứu đã ước lượng hàm phản ứng và phân rã phương sai của các biến số trong mô hình. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng những thay đổi trong cung tiền có tác động tới sản lượng hơn là tác động tới mức giá trong ngắn hạn. Những tác động của thay đổi cung tiền tới giá cả và sản lượng sẽ được đẩy mạnh thông qua kênh tỷ giá và tín dụng, Tuy nhiên, những tác động đó sẽ yếu đi thông qua kênh lãi suất. Đối với kênh tài sản, thông qua giá cổ phiếu, tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả và sản lượng có thể bị “méo mó” do cấu trúc của thị trường chứng khoán còn mỏng và yếu.
Từ khóa: Kênh truyền dẫn tiền tệ, Sản lượng, Giá cả, Mô hình VAR
Tra cứu bài báo