Đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô - Nguy cơ tụt hậu của Việt Nam

KT&PT, số 217, tháng 07 năm 2015, tr. 20-28
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ tương đối với các nền kinh tế khác trong khu vực giai đoạn 1996-2012. Hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô được đo lường bằng mô hình FDH trên cơ sở tổng hợp 4 chiều của chỉ số Magic Diamond – tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại, tỷ lệ có việc làm và mức độ ổn định giá - nhưng không áp đặt trọng số cố định cho mỗi chiều một cách chủ quan mà dựa trên số liệu của mỗi nền kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau. Kết quả tính toán thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1996-2012 ở mức thấp so với tiềm năng và có xu hướng giảm dần trong mối quan hệ với các nền kinh tế khác trong khu vực. Nguy cơ tụt hậu được thể hiện khá rõ qua kết quả nghiên cứu, đặc biệt so với nền kinh tế “lấn át” gần nhất. Điều này đặt ra yêu cầu phải đưa ra những chính sách cải cách mang tính “đột phá” chứ không chỉ là những điều chỉnh chính sách nhỏ trong điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Từ khóa: Data Envelopment Analysis (DEA), Mô hình FDH, hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô, mức lãng phí/thiếu hụt, Chỉ số Magic Diamond.
Tra cứu bài báo