Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế

KT&PT, số 226, tháng 04 năm 2016, tr. 63-75
Tóm tắt: Nghiên cứu này vận dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào số liệu điều tra 474 người tiêu dùng ở thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 10 nhóm nhân tố với 50 biến quan sát liên quan đến 4 nhóm vấn đề chính là “ý thức sức khỏe”, “can thiệp của chính phủ”, “sản phẩm tiềm năng” và “nhận biết an toàn thực phẩm” được rút trích từ thang đo nghiên cứu đề xuất. Tồn tại 6 nhóm nhân tố tác động cùng chiều đến nhận thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thịt, trong đó nhân tố “ý thức đặc điểm bên ngoài” (0,267) tác động nhiều nhất, tiếp theo đó là “nhận biết khi sử dụng” (0,261), “thay đổi của người bán” (0,199), “sản phẩm mong đợi” (0,164), “cung cấp kiến thức, thông tin” (0,153) và cuối cùng là “ý thức khi sử dụng” (0,152).
Từ khóa: SEM; an toàn thực phẩm; tiêu thụ thịt; nhận thức của người tiêu dùng.
Tra cứu bài báo