Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam qua cách tiếp cận đa chiều

KT&PT, số 228, tháng 06 năm 2016, tr. 24-32
Tóm tắt: Tầng lớp trung lưu là một khái niệm có tính bao hàm và có nhiều phương cách đo lường. Bài viết đề xuất “Chỉ số trung lưu” bao gồm 5 tiêu chí, theo đó tầng lớp trung lưu được xác định là một người (hoặc hộ) có mức thu nhập trung bình, có văn hóa với trình độ học vấn tương đương đại học, có nghề nghiệp ổn định có kỹ năng, có nhà ở và một cuộc sống tương đối tiện nghi. Sử dụng bộ số liệu VLSS 2012, bài viết đã ước lượng quy mô tầng lớp trung lưu Việt Nam năm 2010 là gần 7,4 triệu hộ, tương đương 29,58 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nếu chỉ đo lường theo khía cạnh thu nhập. Tuy nhiên, con số này giảm mạnh nếu xét thêm các chiều cạnh khác. Bằng chứng về sự hiện hữu của tầng lớp trung lưu cho thấy một hệ quả của sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Cơ chế thị trường đã giúp người dân giải phóng các tài sản, vật chất lẫn phi vật chất, của cá nhân hoặc của gia đình, để thoát khỏi nghèo đói và trở thành thành viên của tầng lớp trung lưu.
Từ khóa: Tầng lớp trung lưu, chỉ số trung lưu, đo lường, Việt Nam
Tra cứu bài báo