Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhìn từ góc độ lý thuyết phát triển vùng

KT&PT, số 231 (II), tháng 09 năm 2016, tr. 75-82
Tóm tắt: Quan niệm nghiên cứu vùng dựa trên địa giới hành chính trong lý thuyết phát triển vùng tương đối phù hợp với việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Với mục tiêu tạo ra các vùng động lực phát triển nhanh, thực chất vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam đã được phát triển theo mô hình Cực tăng trưởng. Mô hình này phân tích tác động lan tỏa ròng (là hiệu số giữa lực tràn - từ thành quả phát triển của cực tăng trưởng ra các vùng xa - và lực hút - tác động thu hút tạo cực tăng trưởng) theo các giai đoạn. Trong đó, ở thời kỳ đầu, lực hút mạnh hơn lực tràn, do đó tác động lan tỏa ròng sẽ mang dấu âm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập đã lâu, nhưng phải tính từ năm 2006, vùng mới có địa giới ổn định và có quy hoạch phát triển. Đó là quãng thời gian chưa dài, ở đó các số liệu cho thấy lực hút của trung tâm vùng (Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các tỉnh lân cận đang còn rất mạnh. Vì thế, sẽ là vội vàng nếu tính ngay đến một cơ chế đặc thù cho thành phố trung tâm vùng. Hoàn thiện thể chế nhằm khuyến khích liên kết vùng và tổ chức điều phối sự liên kết trên cơ sở tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường nên là ưu tiên tại thời điểm hiện nay.
Từ khóa: Vùng kinh tế trọng điểm, cực tăng trưởng, lực hút, lực tràn, tác động lan tỏa ròng
Tra cứu bài báo