Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát giai đoạn 2000 - 2015

KT&PT, số 232(II), tháng 10 năm 2016, tr. 23-31
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đo lường mối quan hệ của bốn yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD, cung tiền M2, chỉ số giá hàng hóa thế giới (COMPRICE) đến tỷ lệ lạm phát (thông qua tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình ARDL – Bounds test cho thấy: trong dài hạn, giữa tỷ lệ lạm phát với cung tiền M2 và tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ tích cực; trong khi đó tỷ giá hối đoái và chỉ số giá hàng hóa thế giới không có mối liên hệ nào. Trong ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ lạm phát quý trước và quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái trước đó hai quý. Tốc độ điều chỉnh dự kiến chỉ ra rằng: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam hội tụ đến trạng thái cân bằng trong dài hạn chậm: mất khoảng 2,2 quý (điều chỉnh khoảng 45,41% mỗi quý) để đạt đến trạng thái cân bằng dài hạn.
Từ khóa: ARDL, Bounds test, lạm phát.
Tra cứu bài báo