Tái cơ cấu ngành kinh tế địa phương theo hướng phát triển bền vững: lý luận và vận dụng thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ

KT&PT, số 250(II), tháng 4 năm 2018, tr. 10-21
Tóm tắt:
Dựa theo cách tiếp cận phát triển bền vững, xem xét quá trình tái cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2017, bài viết nhận định: các ngành sản phẩm có dấu hiệu lợi thế, đem lại giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường đang có biểu hiện trì trệ xét cả về xu hướng và tốc độ chuyển dịch, dẫn đến đóng góp của các ngành này đối với tăng trưởng toàn nền kinh tế tỉnh, năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp. Từ việc xác định nguyên nhân của những bất cập nói trên, đó là trình độ công nghệ sản xuất thấp và chậm được đổi mới, sự không đồng bộ trong tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành với cơ cấu lao động và cơ cấu vốn đầu tư, thực hiện các mối liên kết chưa tốt, bài viết đưa ra những khuyến nghị cụ thể cải thiện các yếu tố trên nhằm tạo ra những đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành kinh tế thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Từ khóa: Lợi thế, tăng trưởng, liên kết, mô hình, ngành, cơ cấu, bền vững.
Tra cứu bài báo