Tác động kinh tế của cánh đồng mẫu lớn: Áp dụng mô hình khác biệt kép bậc hai

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 269, tháng 11 năm 2019, tr. 42-50
Tóm tắt: Tăng năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập và phát triển nông thôn đồng thời đảm bảo môi trường và hệ sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề sống còn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc áp dụng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn nhằm đáp ứng mục tiêu này. Sử dụng dữ liệu mảng ba vòng từ điều tra mức sống dân cư năm 2010, 2012 và 2014, bài nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của mô hình cánh đồng mẫu lớn trong lĩnh vực trồng lúa của Việt Nam. Để xử lý vấn đề nội sinh, tự chọn mẫu và năng lực thay đổi theo thời gian ở cấp hộ, bài nghiên cứu sử dụng mô hình khác biệt kép bậc 2 (Double Difference-in-Differences estimator). Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, cánh đồng mẫu lớn chỉ thực sự đem lại lợi ích cho các nông hộ khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Từ khóa: Cánh đồng mẫu lớn, Mô hình khác biệt kép bậc hai, Phát triển bền vững
Tra cứu bài báo