Tác động của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả của thực thi chính sách tại Việt Nam

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 284, tháng 02 năm 2021, tr. 11-24
Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả trong thực thi chính sách bằng việc xây dựng mô hình cân bằng động tổng quát (DSGE). Tính hiệu quả được đánh giá qua ba kênh: phản ứng biến vĩ mô tới các cú sốc chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí sự phân tán giá được đo bằng năng suất tổng hợp hiệu quả, và vùng ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi giả định rằng SBV sử dụng hai công cụ: lãi suất danh nghĩa và cung tiền. Kết quả chỉ ra rằng lạm phát xu hướng làm tăng tác động tiêu cực của các cú sốc tới các biến vĩ mô, sự sụt giảm của năng suất tổng hợp hiệu quả, và sự thu hẹp của vùng ổn định vĩ mô. Các tác động tiêu cực này trở nên mạnh hơn khi SBV sử dụng công cụ cung tiền để quản lý nền kinh tế. Chúng tôi cũng chỉ ra SBV cần tập trung vào mục tiêu điều tiết lạm phát để nâng cao hiệu quả của chính sách tại Việt Nam.
Từ khóa: Lạm phát xu hướng, hiệu quả chính sách, vùng ổn định, Việt Nam
Tra cứu bài báo