Chi trả dịch vụ môi trường rừng dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 291(2), tháng 09 năm 2021, tr. 45-55
Tóm tắt: Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payment for Forest Ecosystem Services – PFES) đang được thúc đẩy theo hình thức dựa vào cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, hiểu biết về chính sách này còn rất hạn chế. Nghiên cứu này tìm hiểu PFES dựa vào cộng đồng và phân tích cơ chế quản lý, sử dụng tiền từ PFES của cộng đồng ảnh hưởng đến sự thành công của chính sách này ở cấp cộng đồng như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên với sự kết hợp giữa phương pháp đánh giá có sự tham gia và điều tra hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy PFES dựa vào cộng đồng đang hoạt động có hiệu quả. Cơ chế này tạo được động lực và thúc đẩy người dân tham gia vào các hoạt động tập thể trong việc bảo vệ rừng. Thêm vào đó, năng lực tự quản, đặc biệt là cơ chế chia sẻ lợi ích minh bạch và cơ chế giám sát có hiệu lực là những yếu tố quan trọng mang lại sự thành công của chính sách.
Từ khóa: Dịch vụ môi trường rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, hành động tập thể, bảo vệ rừng
Tra cứu bài báo