Phát triển thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam sau 35 năm đổi mới

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 292(2), tháng 10 năm 2021, tr. 10-19
Tóm tắt: Phát triển thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam sau 35 năm đổi mới (1986-2020) đã đạt được những thành quả quan trọng mà có thể kêt đến như: hình thành hệ thống thị trường thống nhất, có đủ các thành phần kinh tế hoạt động; quan hệ cung cầu hàng hóa ỏ trạng thái đủ và có dư thừa; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trưởng cao; thị trường nằm trong tốp hấp dẫn cao của thế giới và đã có sự thông thương với thị trường quốc tế; thị trường trong nước trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế; thể chế thể chế kinh tế thị trường được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển thị trường cũng còn những hạn chế lớn như: quy mô thị trường và tiềm lực của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam nhỏ; cơ sở hạ tầng chưa bảo đảm cho phát triển thị trường bền vững; liên kết chuỗi và hợp tác phát triển ở mức thấp; nhiều khó khăn trong tiếp cận chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Trên cơ sở phân tích sự phát triển thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam sau 35 năm đổi mới, bài viết đề xuất các giải pháp về chính sách: chính sách nhà nước đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn và khuyến khích tiêu dùng xanh; chính sách phát triển kinh tế tư nhân thành động lực chủ yếu của phát triển thị trường hàng hóa trong nước; chính sách đầu tư phát triển hạ tầng thương mại hiện đại; giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; chính sách thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống kinh doanh thương mại; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Từ khóa: 35 năm thị trường hàng hoá, phát triển thị trường hàng hoá
Tra cứu bài báo