Trịnh Thị Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phan Văn Đức Nhật, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Ngô Hoàng Long
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 300, tháng 06 năm 2022, tr. 42-53
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập cá nhân của người lao động tại Việt
Nam trong các năm 2014, 2016, 2018 và 2020. Chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân bao gồm thu nhập
bình quân theo giờ, bằng cấp giáo dục cao nhất, số năm đào tạo và các thông tin nhân khẩu học từ
các bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả từ mô hình hồi quy
cộng tính tổng quát (A Generalized Additive Model, GAM) thể hiện mối quan hệ phi tuyến và tích cực
giữa số năm đi học và thu nhập theo giờ. Trong đó, lợi tức từ giáo dục của người lao động tăng 1 năm
đào tạo ở trình độ cao là lớn hơn so với lợi tức từ tăng 1 năm đào tạo của các cá nhân ở trình độ thấp.
Chúng tôi sử dụng biểu đồ xác suất q-q và tiêu chuẩn xác định chéo để kiểm chứng sự phù hợp của mô
hình GAM so với mô hình hàm thu nhập Mincer. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của
việc đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục ở trình độ cao.
Từ khóa: Giáo dục, thu nhập, hồi quy cộng tính tổng quát, tiêu chuẩn xác định chéo, điều tra mức sống dân cư