Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 301(2), tháng 07 năm 2022, tr. 13-26
Tóm tắt: Gần đây, nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có sự liên kết thành chuỗi trong
nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu. Sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác… đã thúc đẩy các chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia với
vai trò chủ chốt của các doanh nghiệp đầu ngành như chuỗi thực phẩm sạch của CP, Mavin,
Dabaco, … Tuy nhiên, riêng lĩnh vực thủy sản xuất khẩu dường như còn có sự cản trở trong
liên kết chuỗi nên việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa còn hạn chế. Thậm chí, việc xanh hóa
chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu mới tập trung nhiều tới sản phẩm đạt chuẩn theo chiều
thuận nhưng chưa chú trọng tới chiều ngược lại như phế thải, tác hại môi trường… trong suốt
quá trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến để xuất khẩu. Do đó, vấn để xanh hóa chuỗi cung ứng
hàng thủy sản xuất khẩu tại Việt Nam là xu hướng tất yếu và bền vững trong tương lai. Xanh
hóa chuỗi cung ứng được tập trung nghiên cứu cho nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực
cấp quốc gia và cấp địa phương. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ xanh hóa chuỗi cung
ứng đặc, biệt ưu đãi vốn, hỗ trợ lãi suất vốn cho các dự án nông, lâm và thủy sản, thậm chí cả
vốn cho xử lý môi trường cho các dự án đó. Mặc dù vậy, thực trạng xanh hóa chuỗi thủy sản
xuất khẩu tại nước ta tồn tại vấn đề vi phạm quy định đánh bắt cá tự nhiên và vi phạm sử dụng
chất cấm, cũng như tiêu chuẩn phát thải quá quy định… Vì vậy, bài viết này đã phân tích sâu
về các hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp tăng cường xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam.
Từ khóa: Xanh hóa chuỗi cung ứng, thực hành xanh, chuỗi cung ứng xanh thủy sản xuất khẩu