Lượng hóa gánh nặng kinh tế của bệnh tật do môi trường sản xuất thay đổi: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật (COI)

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 302, tháng 08 năm 2022, tr. 53-61
Tóm tắt: Nghiên cứu điều tra 260 nông hộ về tác động sức khỏe và gánh nặng kinh tế liên quan đến môi trường sản xuất nông nghiệp thay đổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp chi phí bệnh tật (COI) được sử dụng để ước tính chi phí sức khỏe mà bệnh tật gây ra, gồm chi phí y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan đều xuất hiện trong ngắn hạn, nhất là do tác động của nhiệt độ môi trường bất thường. Ở góc độ kinh tế, gánh nặng bệnh tật hằng năm ước tính là 1.133.619 đồng/người/năm. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy nhiệt độ môi trường thay đổi là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe của người dân. Ngoài ra, quy mô canh tác, tần suất tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng là các nhân tố làm gia tăng các vấn đề sức khỏe. Do đó, thay đổi hành vi của người nông dân khi sử dụng các đầu vào hóa học như thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác trong điều kiện môi trường ngoài trời ngày càng khắc nghiệt nhằm giảm thiểu chi phí sức khỏe của người dân là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Môi trường sản xuất thay đổi, phương pháp chi phí bệnh tật COI, gánh nặng kinh tế
Tra cứu bài báo