Ứng dụng mô hình ARDL phân tích mối quan hệ giữa di cư, thất nghiệp và tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 305(2), tháng 11 năm 2022, tr. 91-101
Tóm tắt: địa bàn của Bắc Ninh sau 25 năm tái lập tỉnh (1997-2021). Để xác định tác động trong dài hạn, nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao (Bound test), sau đó dùng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích tác động trong ngắn hạn qua dữ liệu thứ cấp thu thập từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn khi số người di cư tăng 1% sẽ làm GRDP tăng 0,14% và khi số người thất nghiệp giảm 1% sẽ làm GRDP của địa phương này tăng 5,05% và trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa các biến số này cũng diễn ra tương tự.
Từ khóa: Di cư, thất nghiệp, tổng sản phẩm trên địa bàn, phân phối trễ tự hồi quy
Tra cứu bài báo