Lan truyền rủi ro từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ VAR-DCC-GARCH và hồi quy phân vị

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 313, tháng 7 năm 2023, tr. 15-29 | DOI: 10.33301/JED.VI.1095
Tóm tắt: Bài viết sử dụng tỷ suất sinh lợi theo tuần của các chỉ số chứng khoán để khảo sát hiệu ứng lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình VAR-DCC-GARCH kết hợp với hồi quy phân vị. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Mỹ có tác động dương đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Mỹ không giúp phòng hộ rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam, và càng không phải là tài sản trú ẩn an toàn cho những biến động lên xuống của thị trường. Ngoài ra, sự lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào Việt Nam mang dấu dương và sẽ khác nhau trên từng phân vị. Kết quả này mang lại hàm ý chính sách quan trọng cho việc quản lý rủi ro, xây dựng danh mục hợp lý của nhà đầu tư cũng như việc hoạch định chính sách của những nhà quản lý thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này hàm ý rằng các nhà đầu tư cần điều chỉnh chiến lược đầu tư theo các mức độ rủi ro khác nhau, nghĩa là cần đa dạng hóa danh mục đầu tư dựa trên nhóm phân vị.
Từ khóa: Mô hình VAR-DCC-GARCH, hiệu ứng lan truyền độ biến động, thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam
Tra cứu bài báo