Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 323, tháng 05 năm 2024, tr. 2-11 | DOI: 10.33301/JED.VI.1745
Tóm tắt: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhóm được hưởng lợi chính vẫn là khối doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như hoạt động xuất nhập khẩu.
Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới khả năng tham gia thương mại
quốc tế của DNNVV trong nhóm ngành dệt, sản xuất trang phục và điện tử. Phân tích định
lượng cho thấy một số yếu tố thể chế như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức và chất
lượng lao động có ảnh hưởng lớn tới quá trình tiếp cận thị trường quốc tế của DNNVV. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
và gia tăng sự hiện diện của DNNVV Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ khóa: Môi trường thể chế, thương mại quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa