KT&PT, số Đặc biệt, tháng 12 năm 2012, tr. 14-19
Tóm tắt: Để đánh giá chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục công lập trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo của Việt Nam, đòi hỏi phải có một cơ sở lý luận tiền đề vững chắc khi nhìn nhận hay đánh giá các khía cạnh về chất lượng của một cơ sở đào tạo đại học, đặc biệt là các cơ sở công lập. Chất lượng đào tạo đại học không chỉ nhìn nhận ở việc đánh giá các tiêu chuẩn đơn thuần như thực trạng, hay sự chấp nhận của xã hội mà cần phải có một cách nhìn tổng quát hơn như động cơ phát triển, quá trình hoạt động, các tác động khách quan hay chủ quan đến từ nội tại của một trường đại học hay từ sự phát triển của nền kinh tế,... Trong bài báo này tác giả mong muốn thông qua việc ứng dụng mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter làm cơ sở lý luận để xác định nội hàm chất lượng đào tạo của trường đại học công lập theo những nội dung phân tích như sau: (1) Áp lực của các trường dân lập; (2) Áp lực từ các nguồn lực ngoài trường; (3) Áp lực từ việc phải thay đổi phương pháp và học liệu giảng dạy; (4) Áp lực từ khách hàng tham gia quá trình đào tạo.
Từ khóa: Giáo dục đại học, kiểm định chất lượng, chiến lược phát triển