Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KT&PT, Số Đặc biệt, tháng 9 năm 2012, trang 93-101
Tóm tắt: Hoạt động xuất khẩu là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của mình và nhờ đó có thể thu được những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế, Thái Lan đã có sự chuyển hướng mang tính chiến lược từ công nghiệp hóa hướng nội - thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa theo chiến lược hướng ngoại – hướng về xuất khẩu vào những năm 1970. Thực tế, hoạt động xuất khẩu không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới và đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Mục tiêu bài viết là đi sâu nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan, rút ra những bài học để góp phần hoàn thiện những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam theo hướng đa dạng và ngày càng có hiệu quả hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Công nghiệp hóa, xuất khẩu, Thái Lan
Tra cứu bài báo