Xu hướng thương mại và lợi thế so sánh bộc lộ Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 2000- 2014

KT&PT, Số Đặc biệt, tháng 09 năm 2016, tr. 24-32
Tóm tắt:
Việt Nam trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành hàng có giá trị cao bên cạnh việc duy trì một số ngành hàng chủ lực; đồng thời chuyển dần lợi thế so sánh bộc lộ từ các ngành truyền thống sang các ngành hàng thâm dụng lao động, vốn và công nghệ. Ngược lại, trong suốt giai đoạn 2000 - 2014, Hàn Quốc ít thay đổi cơ cấu xuất khẩu mà chủ yếu tập trung chuyên sâu vào những ngành hàng chủ lực - thiên về thâm dụng vốn, công nghệ cao và tri thức. Sự không tương đồng với nhau về các ngành hàng có lợi thế so sánh giữa 2 nước cho phép việc hợp tác thương mại 2 bên thuận lợi, tận dụng được nhiều lợi thế so sánh của nhau. Điều này được đánh giá dựa trên lợi thế so sánh bộc lộ của từng quốc gia; đồng thời qua đó tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều chỉnh định hướng thương mại trong thời gian tới.
Từ khóa: Lợi thế so sánh bộc lộ, lợi thế so sánh, xuất khẩu, xu hướng thương mại.
Tra cứu bài báo