Nông nghiệp, nông thôn trong các giai đoạn phát triển và vấn đề của Việt Nam

KT&PT, số 225, tháng 03 năm 2016, tr. 20-27
Tóm tắt: Bài nghiên cứu này dựa trên nền tảng lý thuyết của Hayami và cộng sự (2004) để xem xét vấn đề phân hóa thu nhập tương đối của khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1990-2014. Sự chuyển dịch của cả cơ cấu GDP và lao động diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2005 trở về trước nhưng xuất hiện dấu hiệu lao động tắc nghẽn trong khu vực nông nghiệp và cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi sau năm 2005. Thu nhập tương đối của dân số nông nghiệp giảm mạnh cho thấy thành quả của tăng trưởng kinh tế dường như đã bỏ người nông dân lại phía sau. Giai đoạn 2000 trở lại đây lại cho thấy sự mở rộng phân hóa thu nhập tương đối có dấu hiệu chững lại cho thấy dấu hiệu của việc khả năng hấp thụ nguồn lực lao động nông nghiệp của các khu vực khác giảm mạnh và hiệu quả của các khu vực này giảm dần. Bài viết cũng cho rằng tác động của vấn đề này có thể được giảm bớt nếu: (i) Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tương ứng với năng suất công nghiệp. Tuy nhiên tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất kém, tỷ suất lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc hình thành quy mô sản xuất lớn làm chậm tốc độ tăng năng suất; (ii) Sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế là thuận lợi mà phụ thuộc rất lớn vào mô hình công nghiệp hóa của từng quốc gia; (iii) Những phản ứng chính sách phù hợp với đặc thù của từng quốc gia như: giảm thuế xuất khẩu nông nghiệp, gia tăng bảo hộ nông nghiệp nội địa, di dân từ nông thôn ra thành thị, hỗ trợ sản xuất hàng nông nghiệp.
Từ khóa: Phân hóa thu nhập tương đối; năng suất lao động nông nghiệp; năng suất nội bộ ngành; chuyển dịch cơ cấu.
Tra cứu bài báo