Thực trạng tự chủ tại các trường đại học công lập Việt Nam trong những năm gần đây: Một nghiên cứu thực chứng

KT&PT Số 180, tháng 6 năm 2012, trang 107-112
Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu thực trạng tự chủ đại học tại một số trường đại học công lập khu vực Hà Nội theo 3 nhóm tiêu chí: (1) tự chủ về mặt tổ chức và nhân sự, (2) tự chủ về mặt tài chính, (3) tự chủ về mặt học thuật. Nghiên cứu cũng nhằm xác định những mong muốn về tự chủ từ phía các nhà quản lý trong các trường đại học công lập giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ nhu cầu tự chủ thực tế tại các trường công lập để thay đổi các chính sách theo hướng đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho giáo dục đại học tại Việt Nam. Quan điểm đào tạo đại học trên thế giới đã có nhiều thay đổi, không đơn thuần coi phúc lợi xã hội mà đã được coi là một dịch vụ xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc coi chi phí đào tạo là một khoản đầu tư cho tương lai của người học thay vì một khoản phí mà người học phải bỏ ra. Đây chính là một thay đổi nhận thức hết sức quan trọng; buộc các trường đại học phải nỗ lực cạnh tranh để nhận được sự đầu tư nhiều hơn từ phía người học và cả phía xã hội. Tự chủ đại học còn là một xu hướng giúp các trường đại học công lập trong nước vượt qua những thách thức mới thông qua chủ động lựa chọn các dịch vụ đào tạo, dịch vụ nghiên cứu, và các dịch vụ khác nhằm đảm bảo phục vụ cao nhất cho nhu cầu của xã hội và Đất nước. Vậy, thực trạng tự chủ đại học tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay như thế nào và về phía các trường đại học, mong muốn được tự chủ của họ đến đâu. Bài báo này giới thiệu kết quả khảo sát các cán bộ chủ chốt tại 20 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Bài báo gồm 3 phần chính: (1) một số khái niệm về tự chủ đại học và các tiêu chí đánh giá tự chủ đại học, (2) phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, và (3) kết quả khảo sát về thực trạng tự chủ đại học tại các trường công lập Việt Nam.
Từ khóa: Giáo dục đại học, đại học công lập, tự chủ đại học
Tra cứu bài báo