Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong quản lý tổng cầu hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô

KT&PT Số 184, tháng 10 năm 2012, trang 24-30
Tóm tắt: Đặc trưng nổi bật của kinh tế học Keynes là cách tiếp cận phân tích vĩ mô, tức là nghiên cứu khuynh hướng biến động và mối quan hệ của các biến số tổng lượng trong nền kinh tế. Keynes đưa ra khái niệm cầu “hữu hiệu” và cho rằng chính biến số này là nhân tố quyết định mức sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. Chỉ một năm sau “Lý thuyết tổng quát” được công bố, vào năm 1937, Hick đã phát triển một mô hình (mô hình IS-LM) mà ngày nay trở thành một nội dung kinh điển trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế nhằm đánh giá tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ đến đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, việc làm và mức giá chung trong nền kinh tế thông qua sự thay đổi của “điểm cân bằng Keynes”. Tư tưởng kinh tế học Keynes về “quản lý tổng cầu” được coi là nền tảng cho các giải pháp cứu cánh của Chính phủ các nước để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Bài viết này phân tích tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến tổng cầu và đưa ra một số khuyến nghị về các chính sách này trong việc tác động tới các yếu tố cấu thành tổng cầu ở nước ta nhằm hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Từ khóa: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, quản lý tổng cầu, kinh tế học Kyenes, ổn định kinh tế vĩ mô
Tra cứu bài báo