Phát triển doanh nghiệp xã hội- Vai trò của Nhà nước và người dân

KT&PT, số 186 (II), tháng 12 năm 2012, tr. 37-43
Tóm tắt: Với sự phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây đã phát triển và đem lại thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Nhưng không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế đó, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, bệnh tật, sự ô nhiễm, nạn tham nhũng là những mặt trái của sự phát triển này. Chính phủ bằng các công cụ chính sách và các tổ chức từ thiện vẫn ra sức cải thiện tình hình, song dường như điều đó vẫn chưa đủ. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được coi là một giải pháp giải quyết một phần những mặt trái của kinh tế thị trường. DNXH đã phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua tại các nước phát triển và được khẳng định là một trào lưu mới đầy triển vọng để giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội. Tại Việt Nam, DNXH còn đang trong giai đoạn mới phát triển nhưng đã chứng tỏ tiềm năng trong tương lai. Để thúc đẩy sự phát triển của DNXH, Nhà nước và người dân đều cần có những vai trò nhất định.
Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, Nhà nước, người dân
Tra cứu bài báo