Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế

KT&PT, Số 192, tháng 6 năm 2013, trang 32-41
Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết này là phân tích cơ cấu và sự chuyển biến về lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế. Sử dụng các chỉ số về lợi thế so sánh, mô hình hồi quy Galtonian, ma trận xác suất chuyển đổi và các chỉ số di động, kết quả nghiên cứu của bài viết có thể được tóm tắt như sau. Thứ nhất, có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu xuất khẩu hàng tinh chế của Việt Nam. Thứ hai, xét về mặt tổng thể, lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế có phần giảm xuống. Thứ ba, có sự thay đổi về xếp hạng chỉ số hiển thị lợi thế so sánh (RCA) qua các năm. Thứ tư, cơ cấu lợi thế so sánh của nhóm a (hàng hoá không có lợi thế so sánh) và d (hàng hoá có lợi thế so sánh cao) ít có sự chuyển biến hơn so với nhóm b (hàng hoá có lợi thế so sánh thấp) và c (hàng hoá có lợi thế so sánh trung bình). Thứ năm, có sự gia tăng về mức độ chuyên môn hóa. Thứ sáu, cơ cấu xuất khẩu hàng tinh chế của Việt Nam mang đặc điểm của một cơ cấu đa dạng hoá.
Từ khóa: RCA, mô hình hồi quy Galtonian, Ma trận xác suất chuyển đổi, chỉ số di động, chỉ số Gini-Hirschman, chỉ số Herfindahl
Tra cứu bài báo