Đo lường mức độ sẵn lòng chi trả của hộ gia đình để cải thiện chất lượng môi trường tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

KT&PT, số 194 tháng 8 năm 2013, tr. 38-48
Tóm tắt: Công cuộc đổi mới nền kinh tế và quá trình đô thị hóa với tốc độ cao đã đem lại nhiều kết quả khích lệ cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vinh Phúc nói riêng nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức về môi trường đặc biệt là hệ thống thoát nước thải đô thị. Việc xây dựng hệ thống thoát nước tập trung và các nhà máy xử lý nước thải là một trong những giải pháp góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Để tối đa tính hiệu quả và bền vững của hệ thống thoát nước đô thị, vấn đề then chốt là tăng cường nhận thức và hiểu biết của người dân về lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường và đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của họ nhằm thúc đẩy công tác đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước thải. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức độ sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc kết nối vào hệ thống thoát nước thải đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường với mức đóng góp trung bình từ 100.000 đồng đến 157.000 đồng/1 hộ/1 tháng trong vòng 2 năm để kết nối vào hệ thống thoát nước đô thị. Để khuyến khích sự đóng góp của người dân, các cơ chế tài chính như Quĩ môi trường cần phải được thiết lập để       chuyển hoá ‘sẵn sàng chi trả’ của người dân thành ‘thực tế chi trả’.
Từ khóa: Mức độ sẵn lòng chi trả (WTP), hệ thống thoát nước thải đô thị, đánh giá ngẫu nhiên
Tra cứu bài báo