Đo lường phát triển tài chính của Việt Nam sử dụng chỉ số phát triển tài chính tổng hợp

KT&PT, số 200 (II), tháng 02 năm 2014, tr. 27-34
Tóm tắt: Nghiên cứu này đóng góp trước hết về mặt lý luận để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính của một quốc gia, từ đó đo lường quá trình phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 thông qua việc xây dựng Chỉ số phát triển tài chính tổng hợp cho Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp phân tích thành phần chính nhằm giúp đưa ra một cách nhìn nhận mang tính định lượng, tổng hợp và hài hòa hơn về phát triển tài chính khi kết hợp các chỉ số khác nhau là (i) tổng phương tiện thanh toán M2/GDP; (ii) M2/M1; tín dụng trong nước/GDP, trong đó có tính đến tỉ trọng đóng góp của từng chỉ số này vào chỉ số chung. Nghiên cứu đã đặt nền móng cho việc xây dựng một chỉ số phát triển tài chính chung là tổng hợp của các chỉ số khác nhau, phản ánh tất cả các khía cạnh của hệ thống tài chính, nhờ đó sẽ góp phần xác định rõ hơn vai trò và mối quan hệ giữa phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam- một mối quan hệ hiện vẫn còn ít nghiên cứu kiểm nghiệm.
Từ khóa: Chỉ số phát triển tài chính, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, Phương pháp phân tích thành phần chính
Tra cứu bài báo