Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng hiện đại: Quan điểm và định hướng phát triển

KT&PT, số 202 (II), tháng 04 năm 2014, tr. 2-9
Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển dần trở thành nước có thu nhập vào nhóm trung bình. Cơ cấu kinh tế từ mức thuần nông dần chuyển dịch thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trở thành một nước công nghiệp. Mặc dù vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như: chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại; vị trí ngành dịch vụ có xu hướng giảm sút; đóng góp của của yếu tố TFP trong tăng trưởng thấp; tỷ trọng VA trong giá trị sản xuất giảm… gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ thực tế này, bài viết đề xuất một số quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu cho giai đoạn tiếp theo, gồm: Lựa chọn các ngành tập trung ưu tiên; thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; tăng dần tỷ trọng đầu tư khu vực tư nhân, giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước; ưu đãi thu hút FDI với các công ty đa quốc gia và các ngành ưu tiên; phát triển công nghiệp hỗ trợ; và đổi mới công nghệ.
Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, kinh tế Việt Nam, công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Tra cứu bài báo