Phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

KT&PT, số 203 tháng 05 năm 2014, tr. 24-37
Tóm tắt: Tăng trưởng mà Việt Nam có được sau đổi mới là do tác động của tự do hoá, vốn và sức mua từ các nước khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, với quá trình chuyển đổi một cách có hệ thống và sự hội nhập toàn cầu ngày càng trở nên sâu sắc, Việt Nam cần tạo ra giá trị bên trong để tiếp tục tăng trưởng nhanh và tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) mà Việt Nam nhắm đến vào năm 2020 cần phải được hỗ trợ bởi các chiến lược phát triển công nghiệp khả thi và các kế hoạch hành động cụ thể, là những thứ mà Việt Nam đang thiếu. Việt Nam cần phải tái hoạch định chính sách công nghiệp và tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao giá trị nội trong sản xuất công nghiệp. Bài viết nghiên cứu nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của công nghiệp trong quá trình CNH, đánh giá thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nhận diện các vấn đề mà công nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình công nghiệp hóa, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa rút ngắn của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Từ khóa: Công nghiệp, công nghiệp hóa, chuỗi giá trị, công nghiệp hỗ trợ
Tra cứu bài báo