Chuyển dịch cơ cấu việc làm trong nền kinh tế Việt Nam: Phân tích theo mô hình tăng trưởng của Lewis- Fei- Ranis cho nền kinh tế dồi dào lao động

KT&PT, số 210 (II), tháng 12 năm 2014, tr. 2-10
Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tập trung vào vai trò của ngành chế biến, chế tạo đối với việc làm. Tổng quan về khung phân tích và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu việc làm ở nền kinh tế dồi dào lao động tạo nền tảng cho việc phân tích về sự chuyển dịch việc làm ở Việt Nam trong hai thập niên gần đây. Kết quả phân tích cho thấy ngành chế biến, chế tạo đã đạt hiệu suất cao trong việc thu hút một khối lượng lớn lao động tay nghề thấp từ khu vực nông nghiệp. Trong ngành chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho nền kinh tế.
Từ khóa: Chuyển dịch việc làm, chuyển dịch cơ cấu, dồi dào lao động, việc làm ngành chế biến, chế tạo, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.
Tra cứu bài báo