Hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long

KT&PT, số 230 (II), tháng 08 năm 2016, tr. 11-20
Tóm tắt: Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều Quỹ tín dụng nhân dân đã khai thác tốt nguồn tiền nhàn rỗi tại chỗ, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo và hạn chế vấn nạn cho vay nặng lãi, đặc biệt ở các vùng nông thôn và vùng xung quanh các đô thị. Tuy nhiên, thực tế đó cũng không phủ nhận rằng vẫn còn nhiều Quỹ tín dụng nhân dân trong cả nước hoạt động chưa hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng đến hoạt động của các quỹ khác. Bài viết này là một phần của nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại khu vực giàu tiềm năng của đất nước nhưng sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân vẫn đang ở mức rất khiêm tốn.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động; quỹ tín dụng nhân dân; Đồng bằng sông Cửu Long
Tra cứu bài báo