Vận dụng mô hình FAUSTMANN vào xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng bạch đàn tối ưu tại tỉnh Lạng Sơn

KT&PT, số 238, tháng 4 năm 2017, tr. 74-82
Tóm tắt: Một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà kinh doanh lâm nghiệp là xác định chính xác chu kỳ kinh doanh tối ưu, hay tuổi rừng nên được khai thác, nhằm đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất. Bài viết này xác định chu kỳ kinh doanh cho rừng trồng Bạch đàn tại tỉnh Lạng Sơn, sử dụng mô hình Faustmann đã biến đổi cho phép chi phí và giá bán gỗ biến động theo thời gian dưới ảnh hưởng của lạm phát. Kết quả cho thấy chủ rừng tại Lạng Sơn nên kéo dài chu kỳ kinh doanh hiện tại (khoảng 7 năm) lên 15 năm để đạt lợi nhuận tối đa 147.912.976 đồng/ha. Nghiên cứu cũng cho thấy, rừng hiện nay đang bị khai thác sớm chủ yếu do 3 lý do chính: (1) Chủ rừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không yên tâm nuôi rừng; (2) Thiếu kiến thức về chu kỳ kinh doanh tối ưu; và (3) Khó khăn về tài chính. Trong đó khó khăn về tài chính có ảnh hưởng đặc biệt lớn. Vì vậy, để hỗ trợ người trồng rừng kéo dài chu kỳ kinh doanh, Nhà nước cần chú trọng vào ba yếu tố cơ bản là: đảm bảo quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài cho người trồng rừng, giúp họ có kiến thức kinh doanh trồng rừng tốt, và thiết lập cơ chế tín dụng hiệu quả để chủ rừng có khả năng tài chính nuôi giữ rừng tới khi đạt lợi nhuận tối ưu.
Từ khóa: Bạch đàn, mô hình Faustmann, kinh doanh rừng, thời điểm khai thác
Tra cứu bài báo