Chất lượng quản trị công và giảm nghèo ở các huyện của Việt Nam

KT&PT, số 251, tháng 5 năm 2018, tr. 51-59
Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng ở phạm vi địa lý nhỏ để tính toán các chỉ số về mức sống và quản trị công ở các huyện của Việt Nam trong thời kỳ 2010-2014. Tiếp theo đó, chúng tôi áp dụng mô hình probit tỷ lệ với ước lượng tác động cố định (fixed-effect fractional probit) để đánh giá tác động của quản trị công tới giảm nghèo ở hai chỉ số là tỷ lệ nghèo và độ sâu của nghèo. Kết quả phân tích kinh tế lượng cho thấy các huyện có chất lượng quản trị công tốt sẽ có tỷ lệ nghèo và độ sâu của nghèo thấp hơn, sau khi đã kiểm soát về mức độ tăng trưởng chi tiêu và bất bình đẳng giữa các huyện. Điều đó hàm ý rằng quản trị công tốt có hai tác động quan trọng: thứ nhất, giảm tỷ lệ nghèo hay nói cách khác là giúp người nghèo thoát nghèo; thứ hai, giảm mức độ thiếu hụt của người nghèo hay nói cách khác là làm cho người nghèo bớt nghèo hơn. Kết quả trên hàm ý rằng chính quyền địa phương đóng vai trò tích cực trong giảm nghèo qua việc nâng cao chất lượng quản trị công.
Từ khóa: Nghèo cấp huyện, PAPI, Probit tỷ lệ, dữ liệu mảng, ước lượng tác động cố định
Tra cứu bài báo