Phát triển bảo hiểm xã hội đa tầng để thực hiện an sinh xã hội toàn dân: Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam

KT&PT, số 251, tháng 5 năm 2018, tr. 2-9
Tóm tắt: Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, bài viết khuyến nghị định hướng, mô hình, thiết kế hệ thống và khuyến nghị một số giải pháp chuyển từ bảo hiểm xã hội (BHXH) đa trụ cột (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg), Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay) sang phát triển BHXH đa tầng để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội (ASXH) toàn dân ở Việt Nam. Theo đó, ở tầng thứ nhất là BHXH cơ bản/tối thiểu/toàn dân, mở rộng đối tượng bao phủ đến toàn dân, thực hiện BHXH cho tất cả người lao động thuộc khu vực phi chính thức, BHXH cho lao động là nông dân, BHXH cho người lao động thuộc các nhóm đặc thù (trong tuổi lao động nhưng không tham gia lao động) và người ngoài tuổi lao động nhưng không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống tuổi già. Tầng thứ 2 là BHXH bắt buộc/ BHXH dựa trên nguyên tắc đóng-hưởng, thực hiện BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động, không phân biệt hình thức việc làm và quan hệ lao động. Tầng thứ 3 là BHXH tự nguyện, thực hiện theo một số ngành nghề đặc thù, mục tiêu là để những người thu nhập cao tự nguyện mức đóng để hưởng chế độ hưu trí tăng thêm
Từ khóa: Bảo hiểm xã hội đa tầng; Bảo hiểm xã hội đa trụ; an sinh xã hội toàn dân
Tra cứu bài báo