Năng lực đổi mới sáng tạo, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh - nghiên cứu khảo sát trong ngành chế biến thực phẩm Việt Nam

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 255(II), tháng 9 năm 2018, tr. 62-72
Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm (CBTP) Việt Nam, nghiên cứu đã khảo sát 100 doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Kết quả phân tích cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm, trong đó mạnh nhất là Lãnh đạo truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo và tiếp theo là Quản lý thúc đẩy đổi mới; Đổi mới sản phẩm có tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Các giải pháp thúc đẩy đổi mới sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam gồm: (i) Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý qua đào tạo về đổi mới sáng tạo, về phương pháp lãnh đạo biết khuyến khích đổi mới sáng tạo; (ii) Xây dựng chiến lược đổi mới sáng tạo trong đó có đổi mới sản phẩm; (iii) Xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực hướng đến đổi mới sáng tạo; (iv) Xây dựng chính sách khuyến khích đổi mới sản phẩm.
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo, đổi mới sản phẩm, kết quả kinh doanh, chế biến thực phẩm
Tra cứu bài báo