Sử dụng mô hình hồi quy khoảng trong nghiên cứu cầu tiềm năng về rau an toàn của người dân Việt Nam: Trường hợp địa bàn Hà Nội

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 256 (II), tháng 10 năm 2018, tr. 109-117
Tóm tắt: Trong bối cảnh mất an toàn thực phẩm hiện nay, nhu cầu về rau an toàn của người dân đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên do thiếu lòng tin vào thị trường rau an toàn nên cầu thực tế của người dân về sản phẩm này vẫn còn khá khiêm tốn và còn một khoảng cách khá xa với cầu tiềm năng. Để có thể xây dựng các chính sách phát triển thị trường rau an toàn thì việc xác định được cầu tiềm năng là rất quan trọng. Bài viết này nhằm xác định các yếu tố tác động đến cầu tiềm năng của người dân thành thị nếu rau thực sự an toàn, với phương pháp được sử dụng là hồi quy khoảng (interval regression). Kết quả cho thấy ngoài những yếu tố truyền thống như thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp thì niềm tin vào chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong quyết định sẵn lòng mua thêm rau an toàn. Các kết luận rút ra được cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm tín hóa.
Từ khóa: Hồi quy khoảng, cầu tiềm năng, rau an toàn
Tra cứu bài báo