Hiệu quả bảo hộ thương mại trong nền kinh tế Việt Nam – Tiếp cận từ bảng cân đối liên ngành

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 264, tháng 06 năm 2019, tr. 2-10
Tóm tắt: Nghiên cứu này thực hiện đo lường mức độ bảo hộ hữu hiệu, hệ số lan tỏa của các thành tố của cầu cuối cùng đến tổng sản lượng, giá trị gia tăng và nhập khẩu dựa trên số liệu của bảng cân đối liên ngành của Việt Nam các năm 2012-2016. Kết quả thực nghiệm cho thấy trong những năm gần đây các chính sách bảo hộ dường như chỉ đang tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chủ yếu là gia công với giá trị gia tăng và mức độ lan tỏa đến nền kinh tế ở mức thấp. Trong khi đó mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm nông, lâm và thủy sản nội địa – những ngành hàng được xác định là lợi thế của khu vực kinh tế trong nước - là không đáng kể. Hệ số bảo hộ hữu hiệu âm ở tất cả các ngành nông, lâm, thủy sản và các ngành phụ trợ trong khi đó hệ số này lại tăng ở một số ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Điều này cho thấy những người nông dân và người tiêu dùng bị thiệt hại nhiều nhất, trong khi những người hoạt động trong các khâu trung gian trong chuỗi giá trị là đối tượng được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy Việt Nam bảo hộ kém hiệu quả đối với tất cả các ngành hàng trong cùng dòng hàng hóa so với Trung Quốc.
Từ khóa: Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa, hệ số lan tỏa, số nhân giá trị gia tăng, bảng cân đối liên ngành
Tra cứu bài báo