Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên các Trường Đại học Tư thục trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 265, tháng 07 năm 2019, tr. 93-102
Tóm tắt: Động lực làm việc của cán bộ, nhân viên là một chủ đề rất đáng được quan tâm, bởi động lực làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho các cá nhân và tổ chức (Ali & cộng sự, 2012; Boeve, 2007; Brooks, 2007). Vì vậy, tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của mọi tổ chức. Xuất phát từ những lý do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên tại các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại các trường đại học tư thục của thành phố Đà Nẵng bao gồm: (i) Môi trường làm việc, (ii) Phúc lợi, chế độ chính sách; (iii) Phong cách lãnh đạo; (iv) Đào tạo và thăng tiến và (v) Tiền lương và thưởng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm gia tăng động lực làm việc của người lao động trong các trường đại học tư thục tại Đà Nẵng.
Từ khóa: Động lực làm việc, cán bộ, nhân viên, nhân tố động lực làm việc, Đà Nẵng
Tra cứu bài báo