Kinh tế các bon thấp: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 278 (II), tháng 08 năm 2020, tr. 12-19
Tóm tắt: Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu và khí tự nhiên) dẫn đến phát thải khí CO2, làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và gây biến đổi khí hậu. Phát triển nền kinh tế các bon thấp đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức của giảm nhẹ biến đổi khí hậu cũng như cung cấp và sử dụng bền vững các nguồn năng lượng. Ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp thông qua tăng cường hiệu quả năng lượng trong các ngành kinh tế, xây dựng các khuyến khích kinh tế phù hợp nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, thiết kế và vận hành thuế các bon thích hợp đối với nhiên liệu hóa thạch, giảm dần và tiến tới loại bỏ trợ cấp đối với nhiên liệu hóa thạch, hình thành thị trường các bon và đầu tư vào các công nghệ các bon thấp sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, công cụ dựa vào thị trường, công nghệ phát thải thấp khí nhà kính, hiệu quả năng lượng, kinh tế các bon thấp.
Tra cứu bài báo