Khảo sát hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 320, tháng 02 năm 2024, tr. 33-42 | DOI: 10.33301/JED.VI.1337
Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng các mô hình GARCH, bao gồm EGARCH(1,1), GJR-GARCH(1,1), TGARCH(1,1) và APARCH(1,1) để khảo sát sự bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Ripple (XRP), Binance Coin (BNB) và DigiByte (DGB) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023. Kết quả cho thấy mô hình EGARCH(1,1) là mô hình tốt nhất để mô tả hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử. Sự biến động tăng nhiều hơn trong phản ứng với cú sốc tích cực hơn là cú sốc tiêu cực, hàm ý một hiệu ứng bất đối xứng khác với hiệu ứng thường thấy trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư và nhà quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử hiểu rõ hơn về sự biến động tỷ suất sinh lợi, nhận biết, đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn và đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp.
Từ khóa: Hiệu ứng bất đối xứng, Mô hình GARCH, tiền điện tử
Tra cứu bài báo