Giải quyết tranh chấp về quyền tác giả thông qua tòa án tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2012: Thực trạng và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện

KT&PT, Số Đặc biệt, tháng 11 năm 2012, trang 92-98
Tóm tắt: Luật sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 và sửa đổi, bố sung năm 2009 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, trong đó có tranh chấp về tác quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi đạo Luật này có hiệu lực thi đến nay, tình hình giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Tòa án chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu của xã hội. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ tháng 7-2006 cho đến tháng 6-2012 các Tòa án chỉ thụ lý được 92 vụ án tranh chấp về quyền tác giả. Tại bảy trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam chưa vụ việc nào về quyền tác giả được thụ lý. Số vụ việc còn quá hạn chế này cho thấy, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ còn e ngại việc khởi kiện ra Tòa án mà thay vào đó, họ thiên về hướng xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính. Xuất phát từ (i) tính bất cân xứng của luật nội dung về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, (ii) những bất cập của pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, và (iii) sự thiếu năng lực chuyên môn của các cán bộ xét xử, hệ quả là tòa án chưa thực sự trở thành kênh giải quyết thuyết phục, ưa chuộng đối với các tranh chấp về tác quyền. Tác giả đã nêu một số đề xuất, bao gồm xây dựng luật riêng về quyền tác giả; thiết lập tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ, thiết lập cơ quan đầu mối phối hợp trong phòng chống, xử lí có hiệu quả các hành vi xâm phạm tác quyền v.v. nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và tăng hiệu lực thực thi trong thời gian tới ở Việt Nam.
Từ khóa: Quyền tác giả, giải quyết tranh chấp, tòa án
Tra cứu bài báo