Chính sách phát triển cụm liên kết công nghiệp ở một số nước và bài học tham khảo với Việt Nam

KT&PT, số Đặc biệt, tháng 9 năm 2013, tr. 34-40
Tóm tắt: Kinh tế thế giới đã và đang chứng kiến những sự chuyển đổi sâu sắc do công nghệ mang lại và thực sự chuyển mình thành thời đại công nghệ. Công nghệ là nhân tố chính thức đẩy tiến trình toàn cầu hóa và từ đó tạo điều kiện hình thành chuyên môn hóa sản xuất ở trình độ cao. Mức độ phân chia sản xuất ngày càng tinh vi, chuỗi giá trị của sản phẩm mang tính quốc tế cao, thậm chí trong một sản phẩm có thể có dấu ấn giá trị tạo ra ở nhiều quốc gia.

Với một nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập được coi là thành công khi chúng ta thực sự tham gia chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Muốn vậy, chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia và phân công lao động xã hội của khu vực và thế giới. Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất lên một tầm cao mới, trong đó hình thành các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động là đòi hỏi mang tính tất yếu.

Bài viết này sẽ trình bày chính sách phát triển các cụm liên kết công nghiệp của một số nước trên thế giới và rút ra những bài học tham khảo với Việt Nam để phát triển có hiệu quả và bền vững các cụm liên kết công nghiệp.
Từ khóa: Cụm liên kết công nghiệp, chính sách phát triển, chuỗi giá trị, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội
Tra cứu bài báo