Thành phần bài báo

Bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển bao gồm những thành phần sau (theo thứ tự, tuy nhiên, trong một số trường hợp, tác giả có thể kết hợp một số thành phần với nhau): 
  1. Tên bài báo (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh);  
  3. Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh);
  4. Mã Hệ thống phân loại tạp chí kinh tế (JEL code)
  5. Giới thiệu (hoặc đặt vấn đề); 
  6. Tổng quan nghiên cứu hoặc cơ sở lý thuyết; 
  7. Phương pháp nghiên cứu; 
  8. Kết quả và Thảo luận; 
  9. Kết luận và Giải pháp hoặc Khuyến nghị hoặc Hàm ý; 
  10. và Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Tên bài báo (Title): Tên bài báo cần phải ngắn gọn (không nên quá 20 chữ/words), rõ ràng và phải phản ánh nội dung chính của bài báo. 

2. Tóm tắt (Abstract): Tóm tắt không dài quá 200 chữ (words), phản ánh khái quát những nội dung chính trong bài báo và thể hiện rõ những kết quả, đóng góp, điểm mới của bài báo.

3. Từ khóa (Keywords): Bài viết cần đưa ra 3 đến 6 từ khoá thể chủ đề của bài. Các từ khóa được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

4. Giới thiệu/Đặt vấn đề (Introduction): Phần giới thiệu (hoặc đặt vấn đề) cần trình bày: 
   • Lý do thực hiện nghiên cứu và tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu (có ý nghĩa như thế nào về mặt lý luận và thực tiễn); 
   • Xác định vấn đề nghiên cứu; 
   • Nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.

5. Tổng quan nghiên cứu và/hoặc Cơ sở lý thuyết (Literature review and/or Theoretical framework): Nội dung phần này cần trình bày:
   • Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan để qua đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu (research gap);
   • Và/hoặc Cơ sở lý thuyết liên quan; và khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài.

6. Phương pháp nghiên cứu (Methodology): Tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng, hoặc cả hai tùy theo cách tiếp cận mà mình lựa chọn, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (nghiên cứu định lượng) và/hoặc thiết kế nghiên cứu định tính. Trong phần này, cách thức thu thập dữ liệu cần được chỉ ra.

7. Kết quả và thảo luận (Results and discussion): Kết quả và thảo luận cần: 
   • Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện trong nghiên cứu; 
   • Rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó.

Đối với một số dạng bài báo mang tính chất tư vấn, phản biện chính sách, ý kiến chuyên gia ... phần này có thể chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu (đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân).

8. Kết luận hoặc /và giải pháp/ khuyến nghị/ hàm ý (Conclusions or/ and solutions/ suggestions /implications): Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, các bài báo cần có kết luận và đưa ra giải pháp hay khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và/hoặc các nhà hoạch định chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu. 

9. Tài liệu tham khảo (References): Tác giả chỉ liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong bài báo. Các hình thức trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo được quy định cụ thể tại đây.